App vay tiền bị bắt

Khi vay tiền qua mạng tại các ứng dụng cho vay nhanh, người vay tiền rất dễ rơi vào những chiếc bẫy lừa đảo của kẻ gian. Chỉ một khoản vay nhỏ cũng có thể khiến khách hàng phải mang một số nợ lớn vì lãi suất cắt cổ. Dưới đây là danh sách những app vay tiền bị bắt.

Những ứng dụng cho vay tiền đã bị bắt?

Hiện nay có những trang web ứng dụng cho vay đã bị công an mời lên làm việc hay là bị bắt như:

  • CashVN, Rapid Cash
  • Cashwagon
  • More Loan
  • VD Online
  • I Đồng
  • Home Đồng
  • Money Top
  • Smart Loan
  • Vay Tốc Độ
  • Beat Cash
  • VnCard
  • ABLoand…(cập nhật thường xuyên)

Trên đây là chỉ là một trong số ít ứng dụng cho vay tiền online bị bắt khi hoạt động không đăng ký kinh doanh, cấp phép của chính quyền sở tại. Vì thế, để hạn
chế các chiêu trò lừa đảo, mạo danh tòa án, công an đe dọa. Khách hàng cần phải bình tĩnh, tìm hiểu thông tin trước khi quyết định vay vốn.

Tìm hiểu chi tiết về vay tiền qua app

Vay tiền qua app là hình thức vay tiền trực tuyến qua ứng dụng được phát triển từ tổ chức chính dựa trên công nghệ Fintech – nền tảng giúp người dùng đăng ký vay vốn thông qua điện thoại hoặc máy tính có kết nối Internet.

Những hình thức lừa đảo khi vay tiền qua app

App vay tiền ảo:

Trường hợp này khá nhiều trên thị trường tài chính hiện nay. Nhiều ứng dụng, app mang vỏ bọc bên ngoài còn thực chất lại là lừa đảo. Mục đích chủ yếu là để thu thập dữ liệu khách hàng và tiến hành lừa tiền.

Vay tiền với mức lãi suất cắt cổ:

Một số app thực hiện “treo đầu dê bán thịt chó” làm cho khách hàng sập bẫy trả nợ ít mà lãi thì nhiều. Cuối cùng, dẫn đến việc không có khả năng thanh toán khoản nợ.

Giải ngân không chính xác số tiền vay:

Nhiều app sẽ giải ngân tiền vay không đúng yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, mức lãi suất khoản vay được tính dựa vào hợp đồng ban đầu.

Yêu cầu cung cấp tài khoản iCloud:

Một số app lừa đảo vay tiền qua điện thoại là người vay mất kiểm soát. Trường hợp, người vay không trả sẽ phát sinh những vấn đề khóa điện thoại qua tài khoản iCloud.

Dấu hiệu nhận biết những app vay tiền bị bắt

Vay tiền qua app ngày nay có rất nhiều bất lợi. Nhiều tổ chức bị lừa bởi những kẽ hở trong quản lý và quy định vay tiền qua ứng dụng. Do đó, nhiều hồ sơ vay vốn đã bị bắt ngay từ đầu.

Để xác định những app vay tiền bị bắt, bạn dựa vào nguyên nhân chính khiến các tổ chức cho vay bị bắt thường “dính” đến vi phạm pháp luật:

  • Áp dụng mức lãi suất cao, vượt quá 20%/năm theo quy định của nhà nước.
  • Tổ chức có hình thức đòi nợ bằng vũ lực, chèn ép người đi vay.
  • App hoạt động ảo, người dùng đăng ký nhưng không được giải ngân.
  • Những app vay tiền bị bắt hay hoạt động dưới hình thức cho vay tự phát, không có giấy phép kinh doanh hợp lệ.
  • Thông báo sai số tài khoản và khách hàng buộc phải nộp tiền phí điều chỉnh, nếu không sẽ không giải ngân.
  • Không thực hiện đúng cam kết về lãi suất, kỳ hạn ban đầu.
  • Không trực thuộc đơn vị quản lý cụ thể, hoạt động với mục đích thu thập thông tin khách hàng để bán cho bên thứ 3.

Đường dây nóng tố cáo App lừa đảo vay tiền

Nếu bạn nhận thấy các trang web ứng dụng cho vay tiền dấu hiệu lừa đảo trên, hãy gọi đến cơ quan chức năng ở đường dây nóng tố cáo ứng dụng cho vay lừa đảo: 1900 6192.

Trang “Bạn đọc & Tuổi Trẻ” sẽ truyền tải những phản ảnh, bức xúc, chia sẻ, tâm tình… Báo Tuổi Trẻ tiếp nhận thông tin bạn đọc cung cấp qua số ĐT đường dây nóng (0918033133, (028) 39971010) và qua email bandoc@tuoitre.com.vn.

Gọi đến đường dây nóng tố cáo tín dụng đen qua app, bạn cần phải khai báo những gì?

Yếu tố quan trọng nhất là: Bằng chứng thể hiện những đoạn ghi âm từ giang hồ, bộ phận thu hồi nợ đe dọa.

Thông tin lãi suất vay: Hãy chụp lại màn hình trước và sau khi nhận tiền, có thể hiện rõ thông tin khoản vay như: số tiền vay đề nghị, số tiền nhận thực tế, lãi suất cam kết ban đầu và lãi suất đến kỳ thanh toán.

Hình ảnh tin đồn: Gây mất uy tín đến người vay như đăng ảnh CMND, chân dung người với ảnh cắt ghép lên mạng xã hội với lời lẽ xâm phạm đến danh dự, uy tín người vay.

Bạn đọc phản ảnh về vay nợ qua app

Cho vay và quỵt tiền đều vi phạm pháp luật

Việc vay tiền qua app có ưu điểm là rất thuận lợi, nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu vay tiền với số lượng nhỏ trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên đã xuất hiện nhiều app cho vay tiền với lãi suất “cắt cổ” và xuất hiện các hội nhóm trên mạng xã hội dạy nhau cách chiếm đoạt tiền vay.

Hiện nay, tình hình trên không gian mạng cho thấy, hiện nay hoạt động vay tiền online qua app, web đang có những diễn biến khá phức tạp.

Nạn nhân Maxdong

Tôi tan cửa nát nhà vì app Maxdong. Đề nghị cơ quan công an mạnh tay triệt phá tất cả các app vay tiền online hiện nay đang hoạt động vì chúng đều là tín dụng đen, cho vay nặng lãi (trá hình qua “phí dịch vụ” tương đương 40% khoản vay).

Nạn nhân vay app

Ck tôi cưới đã 5 năm cũng vì nuôi app mà mẹ con tôi hok có một đồng. Đã zj chủ nợ app chửi bới quấy rối người nhà tôi. Đến khi biết chuyện thì nợ với con số chưa hề nghĩ đến. Ck t để lại di thư tự tử với số nợ 500 tr. Mong công an làm việc triệt để. Mẹ con t hok có nhà tiền ăn còn chưa có. Lấy tiền đâu mà trả nợ. Kể cả mấy cái ngân hàng tín dụng. T đâu có vay mà cứ gọi t đòi. Trong khi ck t mấy năm nay làm nuôi bọn nó.

Lưu ý khi vay tiền qua app để tránh rủi ro

Thị trường vay vốn tài chính vẫn có nhiều đơn vị vay tiền thật, uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng. Tuy nhiên, để tránh vay tiền qua app lừa đảo khách hàng nên lưu ý những điều sau đây:

Kiểm tra trước app/website đó có chính thống hay không. Đảm bảo uy tín và được đăng ký kinh doanh minh bạch.

Tìm hiểu kỹ các thông tin rõ ràng của đơn vị cho vay để giải ngân và chọn thời gian thanh toán theo khả năng của bạn.

Các điều khoản, cam kết trong hợp đồng của hai bên phải được thống nhất. Người vay cần đọc kỹ để tránh có những thắc mắc về sau khi phát hiện lừa đảo thì không kịp.

Đây là thông tin MHBS tổng hợp từ nhiều nguồn trên mạng về những app vay tiền bị bắt bạn đọc nên tham khảo, người vay nên tìm hiểu thật kỹ, để hạn chế tối đa nguy cơ rơi vào bẫy của những tổ chức lừa đảo.

Xem thêm: