Ngân hàng Phát Triển Việt Nam là gì?

Ngân hàng phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàng được khách hàng đánh giá cao về chất lượng các sản phẩm dịch vụ. Nếu bạn đang muốn sử dụng dịch vụ của VDB Bank thì không thể bỏ qua những câu hỏi như: Ngân hàng Phát Triển Việt Nam là ngân hàng gì?”, “VDB cho vay những dự án nào?”. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về ngân hàng thông qua bài viết dưới đây nhé!

Một số thông tin của VDB Bank.

Tên tiếng Việt: Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Tên tiếng Anh: Vietnam Development Bank.
Tên viết tắt: VDB.
Ngày thành lập: 19 tháng 05 năm 2006.
Địa chỉ trụ sở chính: 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội.
Số Fax: (84 – 24) 3736 5672.
Tổng đài, hotline: (84 – 24) 3736 5672.
Email: congthongtin@vdb.gov.vn.
Website: https://srv.vdb.gov.vn/.

Ngân hàng VDB Bank là ngân hàng gì?

Ngân hàng VDB Bank là ngân hàng nhà nước hay tư nhân?

Ngân hàng Phát Triển Việt Nam (VDB) là tổ chức tín dụng trực thuộc Chính Phủ Việt Nam. Được thành lập ngày 19/5/2006 theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ số 108/2006/QĐ – TTg.

Về bản chất, VDB là ngân hàng chính sách, 100% vốn đăng ký của nhà nước. Ngân hàng thực hiện cơ cấu hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và dưới sự điều hành, quản lý của nhà nước.

Ý nghĩa logo của VDB Bank

Logo ngân hàng VDB Bank thiết kế khá đơn giản với dòng chữ khẳng định thương hiệu “Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB)”. Như lời khẳng định sự phát triển vững vàng, bền vững đối với khách hàng.

Với gam màu đỏ thể hiện quyền lực, sức mạnh, nhiệt huyết, đam mê. Cũng giống như những con người làm việc tại VDB, họ tràn đầy nhiệt huyết và cam kết giúp ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng.

Quá trình phát triển của ngân hàng VDB Bank

Ngân hàng VDB Bank được thành lập 19/5/2006, đúng kỷ niệm 116 năm ngày sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 108/2006/QĐ – TTg về việc thành lập Ngân hàng Phát Triển Việt Nam dựa trên cơ sở tổ chức lại hệ thống quỹ hỗ trợ phát triển.

Đến ngày 30/3/2007, quy chế quản lý tài chính của ngân hàng được phê duyệt và tổng vốn điều lệ đã được tăng lên 10 nghìn tỷ đồng.

Và đến năm 2022, vốn điều lệ của VDB đạt 15.085 tỷ đồng.

Tính đến nay, Ngân hàng Phát Triển Việt Nam đã huy động được nguồn vốn rất lớn (gần 610.000 tỷ đồng) để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của các doanh nghiệp, đặc biệt là các dự án trọng điểm của chính phủ.

Nguồn vốn VDB cho vay trong giai đoạn 2006 – 2022 chiếm khoảng 5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tương đương khoảng 2%GDP. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng đầu tư của cả nước giai đoạn 2006 – 2022 bình quân khoảng 3%/ năm tốc độ tăng dư nợ cho vay bình quân giai đoạn 2006 – 2022 khoảng 3,15%/năm.

Mạng lưới giao dịch của ngân hàng Phát Triển Việt Nam

Với chiến lược không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch, thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của VDB Bank được đưa đến gần hơn với khách hàng trên cả nước. Ngân hàng phát triển Việt Nam tiếp tục mở rộng mạng lưới toàn quốc, đồng thời đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Để tra cứu thông tin các chi nhánh của ngân hàng VDB Bank mọi người có thể tìm hiểu qua các kênh sau:

Các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp tại VDB Bank

Huy động vốn, nhận vốn

  • Nhận vốn của các tổ chức. Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, phát triển quốc gia, tín dụng xuất khẩu theo quy định của chính phủ.
  • Phát hành trái phiếu.
  • Phát hành kỳ phiếu.
  • Huy động các nguồn vốn khách theo quy định của pháp luật.

Hoạt động cho vay

  • Cho vay tái vốn.
  • Cho vay bảo hiểm xã hội .
  • Cho vay các tổ chức tài chính.
  • Cho vay tín dụng dự án.
  • Các khoản vay ngắn hạn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ không bù đắp được chênh lệch lãi suất trong ngân sách quốc gia.

Hiện nay ngân hàng VDB không cho vay tín chấp cá nhân. Quý khách hãy nên cẩn thận với một số thông tin có tính chất giả mạo, lừa đảo.

Ngân hàng điện tử

Dịch vụ Internet Banking của VDB cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm những tiện ích của một ngân hàng ngay trong chiếc điện thoại thông minh của bạn.

Dịch vụ bảo lãnh

VDB Bank cung cấp nhiều loại hình bảo lãnh như: bảo lãnh vay vốn, dự thầu thực hiện hợp đồng, trả tiền ứng trước và nhiều loại hình khách.

Giờ làm việc của ngân hàng VDB Bank

Để thuận tiện và nhanh chóng giải quyết những vấn đề tại VDB Bank mọi người cần nắm chính xác giờ làm việc để tránh mất thời gian. Ngân hàng VDB Bank làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 với thời gian như sau:

  • Buổi sáng: Từ 8h00 – 12h00.
  • Buổi chiều: Từ 13h00 – 17h00.

Ngân hàng phát triển Việt Nam có làm việc vào thứ 7 không?

Vào thứ 7 ngân hàng VDB Bank không làm việc. Vì vậy, khách hàng nên sắp xếp thời gian đến giao dịch vào các ngày trong tuần để tránh chậm trễ công việc.

Đối với những giao dịch tiền mặt, khách hàng nên đến trước 30 phút giờ kết thúc giao dịch để có một buổi giao dịch hiệu quả.

Tổng đài của ngân hàng VDB Bank

Tổng đài (hotline)

VDB Bank cũng giống như các ngân hàng khác đều có trung tâm chăm sóc khách hàng. Họ sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7. Với số đường dây nóng khách hàng có thể hỏi những sản phẩm, dịch vụ tại VDB Bank. Các nhân viên tổng đài sẽ bắt máy và hỗ trợ nhanh chóng: (84 – 24) 3736 5659.

Các phương thức liên hệ khác

Ngân hàng VDB Bank có uy tín không?

Là một nhân hàng chính sách do chính phủ điều hành, chắc chắn VDB là một ngân hàng vô cùng uy tín và đáng tin cậy. Ngân hàng phát triển Việt Nam được coi là công cụ tài trợ và phát triển của chính phủ để hỗ trợ phát triển kinh tế và thúc đẩy cải kiện kinh tế ở các vùng khó khăn. Sau 16 năm hoạt động, VDB đã có nhiều đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam.

Các quỹ đầu tư phát triển do VDB cho vay từ năm 2006 – 2025 chiếm khoảng 5% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, tương đương 2% GDP. Hoạt động tín dụng của VDB cũng đạt được những kết quả tích cực và đóng góp đáng kể vào việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nền kinh tế.

Với nguồn vốn cho vay mà VDB đang quản lý, VDB đã thực hiện 274 dự án cho vay theo thỏa thuận của Chính Phủ, với tổng số vốn cam kết là 14.015 triệu USD và dư nợ tương đương 155.808 tỷ đồng.

Những dự án VDB cho vay và cho vay lại đều có phần trăm nợ quá hạn rất thấp. Giúp các đối tác, các nhà tài trợ quốc tế luôn đặt sự tín nhiệm cao cho VDB Bank. Do đó, VDB đã thiết lập cơ sở hợp tác với 15 tổ chức nổi tiếng (ADB, KEXIM, DBJ, JBIC, CDB, USEXIM, Vnesheconombank …). Đây là bàn đạp vững chắc để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế.

Các dự án cho vay của ngân hàng VDB Bank

Các dự án, trọng điểm Quốc Gia NHPT quản lý cho vay lại từ nguồn vốn nước ngoài, không chịu rủi ro tín dụng bao gồm:

  • Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài Lào Cai (vốn ADB 1.087 triệu USD).
  • Nhà máy nhiệt điện Phả Lại (596,9 triệu USD).
  • Dự án đường cao tốc Hồ Chí Minh Long Thành Dầu Giây (vốn ADB, JICA: 546 triệu USD).
  • Nhiệt điện Phú Mỹ (vốn JICA 507,6 triệu USD).
  • Nhà máy thủy điện Hàm Thuận Đa Mi (vốn JICA 435 triệu USD).
  • Dự án đường cao tốc Bến Lức Long Thành (vốn ADB 350 triệu USD).
  • Đường cao tốc Hà Nội Hải Phòng (vốn Hàn Quốc 200 triệu USD).
  • Phát triển sân bay Tân Sơn Nhất (vốn JICA 186 triệu USD)…

Các chương trình, Quỹ quay vòng vốn nước ngoài cho vay lại theo ủy quyền của Bộ Tài chính, NHPT chịu rủi ro tín dụng đang được NHPT thực hiện như:

  • Quỹ đầu tư ngành giống vốn Đan Mạch.
  • Quỹ Phà vốn Đan Mạch.
  • Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn vay KfW Đức.
  • Quỹ quay vòng cấp nước đô thị vay vốn WB.
  • Dự án đầu tư cấp nước Phần Lan.
  • Chương trình cấp nước Đồng bằng sông Cửu Long vốn AFD.

Chương trình sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo vốn Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA và Hạn mức tín dụng đầu tư dự án nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường do thay đổi khí hậu vốn EIB.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến ngân hàng phát triển mà MHBS đã tổng hợp. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn tin tưởng hơn khi sử dụng dịch vụ của VDB Bank.

Xem thêm: